Bài Viết
3. Văn Hóa - Xã Hội, 9. Các Bài Tham Luận Chọn Lọc

Niềm Đau Của Giáo Viên Yêu Nghề

Bá Khê

“Vốn là một giáo viên, đã từng tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường
ĐH Sư phạm, nhưng sau 2 năm đi dạy, tôi
đã quyết định bỏ nghề và chuyển sang hướng khác.”

(Trích dẫn: “Vì sao tôi bỏ nghề dạy sử ?,” đăng
trên trangWeb
của ViệtBáo.vn
vào ngày Chúa Nhựt, 31-7-2011 tại URL sau đây:

http://vietbao.vn/Giao-duc/Vi-sao-toi-bo-nghe-day-su/22033084/202/)

Lời tâm sự trên của một giáo viên trẻ, dạy môn Sử, có niềm đam mê đối với môn Sử, lại là một giáo viên dạy tốt, được học sinh đánh giá cao, làm chúng ta cảm thấy chua xót.  Hoàn cảnh nào đã khiến cho một giáo viên yêu nghề phải chịu lâm vào cảnh phải bỏ nghề như vậy ?  Đọc kỹ toàn bộ bài viết mới thấy rõ nguyên nhân chính là đồng lương không đủ sống đã buộc người giáo viên có tâm huyết đó phải bỏ nghề và làm một công việc khác để sống.   Không những chua xót mà chúng ta còn bâng khuâng lo lắng cho việc giáo dục thanh thiếu niên của đất nước vì hiện tượng bỏ nghề dạy học không còn là những trường hợp lẻ tẻ, ngoại lệ, không đáng kể, mà trong thực tế đang trở thành một khuynh hướng rất đáng ngại trong giới giáo viên trẻ.   

Từ nhiều năm nay, báo chí trong nước đã nhiều lần loan tin về hiện tượng bỏ nghề trong giới giáo viên trẻ như các bài báo sau đây:

Chuyện giáo viên trẻ bỏ nghề như vậy là đã quá rõ ràng, không còn gì phải nghi ngờ nữa cả.  Lý do thì cũng quá rõ ràng: lương giáo viên không đủ sống khiến giáo viên phải bỏ nghề, chuyển sang làm nghề khác để dễ sống hơn.  Nhà nước nói chung và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nói riêng đã đối phó với hiện tượng giáo viên bỏ nghề này bằng cách đơn giản và dễ làm là tăng lương cho giáo viên.  Nhưng rõ ràng là cách giải quyết này thật ra không giải quyết được vấn đề vì mỗi khi có tin tăng lương thì vật giá đã tăng lên trước, và nhiều khi còn tăng hơn cả mức tăng lương.  Vì thế cho nên kết quả cũng rất rõ ràng là mặc dù nhà nước đã tăng lương mấy lần trong những năm vừa qua nhưng hiện tượng giáo viên bỏ nghề vẫn tiếp tục.   Nói như vậy không có nghĩa là không nên làm cái chuyện tăng lương.  Chuyện tăng lương là cần nhưng chưa phải là đủ.

Trước tiên, việc tăng lương là cần thiết nhưng muốn cho việc tăng lương thật sự có ý nghĩa và có phần nào hiệu quả thì nhà nước phải tìm cách ngăn chận vật giá gia tăng.  Chuyện này không phải dễ dàng trong một nền kinh tế thị trường như ở Việt Nam hiện nay nhưng không phải là không làm được nếu nhà nước có quyết tâm làm.  Việc tăng lương và ngăn chận vật giá gia tăng tuy khó nhưng vẫn có thể làm được.  Chuyện thật sự khó là thay đổi cái nhìn của xã hội đối với nghề dạy học.  Nói cho cùng thì tất cả mọi người trong giới cán bộ nhân viên nhà nước đều có đồng lương không đủ sống.  (Xin đọc thêm bài “Lương tối thiểu lấy gì để sống”  của tác giả Thanh Hồng).  Nhưng tại sao không có hiện tượng bỏ nghề trong các giới khác như trong giới giáo viên ?  Có thể có nhiều lý do khác nhau trong từng trường hợp của từng cá nhân, nhưng nói chung có một điều làm cho nghề dạy học khác hẳn những ngành nghề khác.  Gần như tất cả các nghề khác khi xong việc trong cơ quan thì người cán bộ nhân viên có toàn thời gian còn lại cho bản thân, có thể kiếm một công việc khác để làm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình vợ con.  Người giáo viên thì khó hơn nhiều, vì họ còn phải bỏ ra rất nhiều thì giờ cho việc soạn bài giảng, chuẩn bị bài tập, và chấm bài; lắm khi, như trường hợp các giáo viên chủ nhiệm lớp, còn phải bỏ thêm thì giờ gặp gở, hướng dẫn học sinh, v.v.  Họ còn ngày giờ đâu để làm thêm công việc khác để kiếm thêm thu nhập.  Hiện nay có một số khá đông giáo viên đã tăng được thu nhập bằng cách dạy thêm, dạy luyện thi đại học, v.v.  Nhưng đâu có phải giáo viên nào cũng làm được chuyện này; chỉ có các giáo viên giỏi có tiếng tăm trong giới giáo viên dạy các môn Toán, Lý Hóa, Sinh Ngữ mới có thể dạy thêm, chứ còn giáo viên các môn Sử, Văn thì có học sinh nào chịu đi học thêm đâu mà dạy thêm.  Ngoài ra, đối với những cán bộ nhân viên nhà nước trong các khu vực hành chánh, tài chánh thì ngoài lương ra còn có thể có “bổng,” và thường thì “bổng” còn nhiều hơn lương rất xa.  Người giáo viên thì làm gì có “bổng,” chẳng qua mỗi năm được phụ huynh học sinh tặng cho bó hoa trong “Ngày Nhà Giáo” cho có lệ.  Hiện nay đã có hiện tượng một số giáo viên thiếu lương tâm chức nghiệp không chịu bỏ nghề nhưng đã tìm mọi cách không chính đáng để tăng thêm thu nhập: bắt học sinh ở lại lớp sau giờ học để dạy thêm giờ ăn tiền, bán điểm, bán đề thi, điểm thi, v.v.  Hiện tượng sa đọa này còn tồi tệ cho nền giáo dục hơn là chuyện giáo viên trẻ bỏ nghể.  Nghề dạy học, từ lâu, trong chế độ xã hội chủ nghĩa này, đã không còn được xã hội coi trọng (ngay cả học sinh cũng thấy rõ là những gì thầy cô dạy đều là dối trá, không đúng sự thật, và chính thầy cô cũng không tin vào những điều mình giảng dạy) nay thật sự đã bị vong thân, mất phẩm chất một cách thê thảm.  Những hiện tượng này mới thật sự là niểm đau lớn cho nhửng nhà giáo chân chính và yêu nghề.  Giải pháp duy nhất là phải làm thế nào để có thể phục hồi lại giá trị, uy tín của nghề dạy học.  Điều này đòi hỏi một cuộc cải cách giáo dục sâu rộng, thay đổi hẳn nội dung giảng dạy cho phù hợp với những yêu cầu mới của đất nước trong thế kỷ 21 này.  Ngoài ra, không thể chỉ giải quyết bằng những khẩu hiệu suông như tôn vinh nhà giáo là  “kỹ sư tâm hồn” mà chỉ trả họ bằng đồng lương không đủ sống, đẩy họ vào chổ phải vong thân như vậy.  Phải trả cho giáo viên đồng lương để họ đủ sống và nuôi gia đình đàng hoàng, không còn phải bận tâm về đời sống vật chất nữa, để họ có thể dành trọn thì giờ trong việc đào tạo thế hệ thanh thiếu niên mới cho đất nước.

Thảo luận

6 bình luận về “Niềm Đau Của Giáo Viên Yêu Nghề

  1. Bài viết khá hay . Phản ánh đúng sự thật . Nhưng dù Bạn than vãn cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì . Tốt nhất nên hoạt động .bao nhiêu năm nay rồi mà vẫn như vậy “lương giáo viên chỉ như vậy thôi : Giáo chức là Giức cháo thôi, thầy cô là thồ cây thôi. các bạn trẻ nên chọn nghề khác đi.Nghề giáo viên bạc bẻo lắm. Không còn giá trị về tinh thần như ngày xưa đâu. Học sinh bây giờ khó dạy lắm , các em không còn tôn trọng thầy cô như trước nữa đâu. giá trị vật chất , tinh thần đều không còn nữa.Tôi không biết, liệu nền giáo dục sau này sẽ ra sao…

    Posted by Phạm Ngọc Vinh | Tháng Một 8, 2012, 1:49 sáng
  2. Tôi là giáo viên đây,đi dạy chưa được 2 năm mà tôi đã chán ngấy rồi,cao quý gì chứ.Buồn và càng thêm buồn vì nghề giáo thôi.Học sinh giờ rất dốt,lại lười học và không nghe lời.Rồi lại đổ lỗi lên đầu giáo viên.Hàng tháng cứ ngồi mà ngóng lương,vật giá leo thang vùn vụt.Tôi cũng nhiệt tình lắm,quan tâm học sinh lắm mà sao tôi thấy buồn và chán,chán nhiều về các thủ tục của nhà giáo,ôi may mà tôi đã ngăn cản được mấy người quen đừng thi vào nghề này.Họ đã cảm ơn tôi rất nhiều

    Posted by hien | Tháng Một 15, 2012, 6:08 sáng
  3. Tôi cũng là một GV được đánh giá là có chuyên môn tốt, nhưng bây giờ tôi mới nhận ra cái chuyên môn của mình mà mình đầu tư, nghề GV mà tôi đang cố gắng cống hiến có giúp tôi sống được đâu. Đồng lương quá bèo bọt, áp lực quá lớn, tiêu cực trong ngành quá nhiều. Tôi thực sự cảm thấy chán nản nghề của mình.

    Posted by Lê Hữu Tuấn | Tháng Một 17, 2012, 4:50 sáng
  4. Hãy nghe lời nói của trái tim mình, tôi cũng là giáo viên đúng là tiền lương không cao chỉ đủ chi phí lặt vặt trong nhà nhưng tôi rất yêu trẻ và yêu nghề. Miễn tôi cảm thấy vui tôi sẽ làm tất cả.

    Posted by muonramanh | Tháng Hai 16, 2012, 10:19 sáng
  5. tôi cũng là giáo viên, tôi đi dạy được vài tháng, tôi đi dạy hằng ngày không xa trường lắm nhưng mỗi tháng gần 500.000d tiền xăng. chắc tôi cũng phải bỏ nghề giáo viên vì lương thấp quá, đi là công nhân được hưởng lương còn cao hơn giáo viên! không biết các vị lãnh đạo mỗi tối đi uống nước là bằng lương nữa năm của giáo viên cấp 1. sao nhà nước mình chỉ quan tâm đến chuyện không đâu nói mà không thấy làm, nếu có làm thì làm không xong! thật chán!
    nói vậy cho vui chớ sống ở việt nam là tối nhất vì chết đói nhưng không chết do bị giết!

    Posted by gà lôi | Tháng Tư 2, 2012, 12:24 chiều
  6. Tôi thấy thế này! mọi giáo viên nên đồng loạt bỏ việc đi làm công nhân lương 3-4 triệu sống khỏe hơn đi dạy lại có thời gian nghỉ ngơi. tôi dạy được vài tháng ở trường THPT, tình trạng học sinh xem thường thầy giáo là chuyện thường, hơn nữa tôi dạy rất nhiều tiết hơn tất cả các giáo viên trong trường nhưng không có tiền thêm. mỗi bổi sáng đi dạy tôi phải xin tiền mẹ đổ xăng, tôi không dám ăn sáng nên phải uốn hột é cho đỡ đói. hầu như ngày nào tôi cũng phải dạy ở trong trường! tối về phải chấm bài kiểm tra mỗi lần chấm là 200-300 bài. chấm xong tôn lăng ra ngu nhưng phải chỉnh đồng hồ vì sáng 4 giờ phải thức dậy soạn giáo án. mỗi một tuần tôi có 10 giáo án phải hoàn thành. có ai đi dạy mà khổ như tôi không?

    Posted by cá vàng | Tháng Tư 2, 2012, 12:36 chiều

Gửi phản hồi cho gà lôi Hủy trả lời

Lượt Xem

  • 1 184 808

Thư viện

free counters